Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, theo đó:
Điều 11. Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau:
a) Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
b) Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
c) Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện quyền hạn quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, được quy định tại Nghị định 06/2013/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?