Điều kiện nuôi con sau ly hôn?
Với thông tin bạn đưa ra xác định được hai vấn đề sau:
Thứ nhất, hành vi của bạn có coi là hành vi ngoại tình và vi phạm quy định pháp luật. Theo những gì bạn đưa ra, bạn có quen một bạn lest nhưng bạn và người này không có mối quan hệ gì chỉ là cùng ngủ với nhau tại khách sạn. Căn cứ này không phải là căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật. Mặc khác, hành vi ngoại tình phải ở mức chung sống với nhau như vợ chồng thì mới bị xử phạt hành chính theo Khoản 1 Điều 48 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 110/2013/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật hình sự 1999:
1.Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Thứ hai, điều kiện nuôi con sau ly hôn.
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 xác định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, việc xác định nuôi con phụ thuộc yếu tố sau:
+ Độ tuổi của con;
+ Quyền lợi về mọi mặt của con;
+ Thỏa thuận giữa vợ và chồng nếu có;
Như thế, trong trường hợp này của bạn, con bạn trên 7 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con. Ngoài ra, xem xét đến điều kiện kinh tế của cha hoặc mẹ để nuôi con. Nếu như con bạn có có nguyện vọng ở với bạn và điều kiện kinh tế hơn hẳn chồng bạn (đảm bảo tốt hơn về quyền lợi cho con) thì khả năng cao bạn được Tòa án xem xét để bạn nuôi con.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện nuôi con sau ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 67/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?