Hạn mức bảo lãnh chính phủ được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 8 Nghị định 04/2017/NĐ-CP thì hạn mức bảo lãnh chính phủ được quy định như sau:
1. Hạn mức bảo lãnh vay và bảo lãnh phát hành trái phiếu nằm trong hạn mức vay và trả nợ của chính phủ. Căn cứ kế hoạch đề nghị cấp bảo lãnh trung hạn, chủ trương cấp bảo lãnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đăng ký kế hoạch cấp bảo lãnh trong năm, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật quản lý nợ công.
2. Trong hạn mức bảo lãnh chính phủ được duyệt hàng năm, Bộ Tài chính cấp bảo lãnh chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng khoản vay hoặc từng đợt phát hành trái phiếu.
3. Trường hợp hạn mức bảo lãnh chính phủ được phê duyệt trong năm đã hết nhưng vẫn có đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ cho các dự án, công trình cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã được Quốc hội, Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư phải vay vốn được Chính phủ bảo lãnh trong năm kế hoạch, Bộ Tài chính có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hạn mức bảo lãnh chính phủ của năm đó nhưng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn nợ công.
Hạn mức bảo lãnh chính phủ được quy định tại Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?