Việc xây dựng kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ hàng năm được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 7 Nghị định 04/2017/NĐ-CP thì việc xây dựng kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ hàng năm được quy định như sau:
1. Đối tượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, có nhu cầu đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính (sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu nước ngoài) chậm nhất trong tháng 10 của năm liền kề trước đó.
2. Kế hoạch đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ hàng năm gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên chương trình, dự án đầu tư.
b) Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ.
c) Số tham chiếu và ngày của văn bản phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ.
d) Số rút vốn dự kiến trong năm kế hoạch nếu được cấp bảo lãnh chính phủ.
3. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ đã đăng ký, đối tượng có nhu cầu phải có văn bản gửi Bộ Tài chính khi phát sinh trong năm kế hoạch và nêu rõ lý do của việc điều chỉnh.
Việc xây dựng kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ hàng năm được quy định tại Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?