Website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương?
Theo quy định khoản 2, Điều 35 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nếu website của bạn có một trong các hình thức hoạt động như sau thì phải tiến hành đăng ký sàn giao dịch TMĐT:
Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, website của bạn phải tiến hành đăng ký sàn giao dịch TMĐT với Bộ Công Thương theo quy định.
Theo Điều 13, Thông tư số 47/2014/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 5/12/2014 quy định, đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, có website TMĐT trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau: Dịch vụ sàn giao dịch TMĐT; Dịch vụ khuyến mại trực tuyến; Dịch vụ đấu giá trực tuyến. Như vậy, để tiến hành thủ tục đăng ký sàn giao dịch TMĐT thì chủ sở hữu website phải là thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân không được thực hiện cung cấp các loại hình dịch vụ TMĐT nêu trên.
Theo nguyên tắc Luật Quản lý thuế, đã kinh doanh thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Đó là quyền và nghĩa vụ của bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Việc kê khai thuế, cách thức thu thuế, mức thuế, loại thuế… được áp dụng theo các quy định pháp luật hiện hành về thuế và quản lý thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?