Gây tai nạn cho người ngồi sau xe có phải bồi thường không?

Gây tai nạn cho người ngồi sau xe có phải bồi thường không? Em trai tôi chưa có bằng lái xe, chở 3, không đội mũ bảo hiểm. Khi đang tham gia giao thông trên đường liên xã (đường không có vạch chia làn đường) thì có hai xe đi ngược chiều (01 xe có giá trở hàng thò ra hai bên), em trai tôi đã chủ động đi ra giữa đường để nhường đường, tuy nhiên hai xe kia lại đột nhiên trở lại phần đường của họ, theo quán tính em tôi tiếp tục tránh về bên trái xong giá trở hàng của xe đi ngược chiều đã va vào đùi người ngồi sau xe em tôi làm xe em tôi bị đổ (theo biên bàn kiểm tra hiện trường của Công an từ vết đổ đầu tiên bị lấn làn là 25 cm). Sau khi xảy ra tai nạn xe đi ngược chiều đã bỏ trốn không đưa các em tôi đi cấp cứu và đến nay công an cũng không truy tìm được. Hậu quả là em tôi bị rạn xương bánh chè trân phải (người điều khiển phương tiện) 01 bạn em tôi bị gãy chân (chi phí chữa bệnh khoảng 30 triệu). Sau khi xảy ra tai nạn gia đình tôi đã chủ động thăm hỏi gia đình người bạn em tôi và tạm bồi thường là 5 triệu đồng. Tuy nhiên gia đình đó yêu cầu gia đình tôi phải bồi thường hoàn toàn 30 triệu nếu không họ sẽ khởi kiện gia đình tôi ra toà. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của em trai bạn như sau:

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Như vậy, pháp luật quy định các trường hợp em trai bạn không phải bồi thường thiệt hại cho người bạn là:

- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại: người bạn đó hoàn toàn không có lỗi cố ý gây ra tai nạn nên không thể thuộc trường hợp này

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. Trong đó:

Trong trường hợp của em trai bạn, việc em bạn tránh một xe đi sai luật dẫn đến xảy ra tai nạn không được tính là trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, do đó, em trai bạn không có lý do để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bạn kia.

Khi đó, 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại là:

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, mức bồi thường thiệt hại do hai bên gia đình thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được, gia đình người kia hoàn toàn có quyền kiện ra tòa. Lúc đó việc xác định mức bồi thường do tòa phân định. Tuy nhiên, gia đình bạn cũng không cần quá lo lắng vì hai lý do sau:

- Thứ nhất, thiệt hại về sức khỏe của người bạn không hoàn toàn do em trai bạn gây ra nên cả người điều khiển xe đi ngược chiều gây tai nạn cũng có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này. Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của em trai bạn để xác định mức bồi thường cụ thể, em trai bạn không có nghĩa vụ bồi thường hoàn toàn thiệt hại trong trường hợp này.

- Thứ hai, mức bồi thường thiệt hại còn căn cứ vào khả năng kinh tế của em bạn (hoặc gia đình bạn) vì trường hợp này em bạn chỉ là lỗi vô ý.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn cho người ngồi sau xe. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
412 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào