Phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định như thế nào?
Phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau:
1. Phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (gọi tắt là Phương án) được Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Trường hợp Phương án do Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng không đáp ứng được yêu cầu xử lý các khó khăn, yếu kém của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định thuê cơ quan tư vấn, một số chuyên gia ngân hàng khác xây dựng Phương án. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thuê tư vấn, chuyên gia xây dựng Phương án.
3. Phương án phải bao gồm những nội dung tối thiểu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, website (nếu có) của tổ chức tín dụng;
b) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thành viên Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn), thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng hoặc người đại diện tổ chức tín dụng (nếu có);
c) Tóm tắt thực trạng tình hình quản trị, tài chính và hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
(i) Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và sở hữu của tổ chức tín dụng;
(ii) Thực trạng tài chính và hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó phải nêu rõ những khó khăn, yếu kém, rủi ro, vi phạm pháp luật (nếu có) và nguyên nhân.
d) Nguyên nhân tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
đ) Các biện pháp giải quyết khó khăn và kế hoạch triển khai thực hiện một số hoặc tất cả các biện pháp sau đây:
(i) Tăng cường khả năng chi trả;
(ii) Huy động các nguồn vốn bên ngoài;
(iii) Tiết giảm chi phí;
(iv) Củng cố, khắc phục các yếu kém, tổn thất tài chính từ nguồn vốn chủ sở hữu;
(v) Bán tài sản hoặc toàn bộ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cho tổ chức tín dụng khác, các nhà đầu tư tiềm năng; sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác;
(vi) Thanh toán các khoản tiền gửi của khách hàng; hoặc chuyển toàn bộ tiền gửi của khách hàng vào một hoặc một số tổ chức tín dụng khác để thanh toán và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để xử lý nợ, thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng này theo quy định của pháp luật;
(vii) Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ;
(viii) Chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh;
(ix) Biện pháp khác.
Trên đây là quy định về Phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 07/2013/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?