Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm đối với người chưa thành niên phạm tội được giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định thế nào?
Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm đối với người chưa thành niên phạm tội được giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 9 Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông báo việc tổ chức thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và người được giao giám sát, giáo dục phải triệu tập người được giáo dục để tổ chức cuộc họp tại đơn vị dân cư cơ sở nơi người được giáo dục cư trú để kiểm điểm người được giáo dục. Đối với người được giáo dục chưa đủ 16 tuổi phải mời cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó có mặt tại buổi họp kiểm điểm. Trường hợp đã mời từ hai lần trở lên nhưng cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được giáo dục vẫn vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành và ghi rõ việc vắng mặt của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được giáo dục trong biên bản cuộc họp.
Người được giáo dục phải tự mình đọc bản kiểm điểm và cam kết sửa chữa sai phạm của mình. Trường hợp người được giáo dục không biết chữ thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đọc thay. Các đại biểu tham dự cuộc họp phân tích những sai phạm của người được giáo dục và góp ý kiến xây dựng, động viên, giúp đỡ người được giáo dục sửa chữa để tiến bộ. Tùy từng trường hợp người được giáo dục mà tổ chức họp kín hoặc công khai cho phù hợp và có thể mời đại diện của các cơ quan, tổ chức hữu quan ở cơ sở như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Công an cấp xã, đại diện khu dân cư cơ sở và gia đình tham dự cuộc họp.
2. Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người được giáo dục không thực sự tiến bộ, có hành vi vi phạm pháp luật hoặc nghĩa vụ quy định tại Điều 15 của Nghị định này, đã được nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội hoặc nhà trường và người được giao giám sát, giáo dục phải tiếp tục tổ chức cuộc họp tại đơn vị dân cư cơ sở để kiểm điểm người được giáo dục và có biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ cho phù hợp.
Trường hợp người được giáo dục vi phạm có tính chất thường xuyên, đã được kiểm điểm, giáo dục từ ba lần trở lên trong thời gian mười hai tháng, đến khi hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn không chịu sửa chữa, không tiến bộ, tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ, báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Nội dung các cuộc họp kiểm điểm phải được ghi thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm đối với người chưa thành niên phạm tội được giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2012/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?