Việc quản lý tủ sách pháp luật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Bộ quốc phòng được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 20 Thông tư 42/2016/TT-BQP thì việc quản lý tủ sách pháp luật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Bộ quốc phòng được quy định như sau:
1. Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị quản lý, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của tủ sách pháp luật cấp mình.
2. Cơ quan chính trị có trách nhiệm xây dựng hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký ban hành; niêm yết tại địa Điểm đặt tủ sách pháp luật.
3. Quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Nguyên tắc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật;
b) Hình thức phục vụ, thời gian phục vụ;
c) Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật;
d) Trách nhiệm của người đọc, người mượn;
đ) Điều kiện và thủ tục mượn sách, báo, tài liệu pháp luật;
e) Xử lý đối với các trường hợp làm hư hỏng hoặc làm mất sách, báo, tài liệu pháp luật;
g) Nội dung phù hợp khác.
4. Sách, báo, tài liệu pháp luật phải được đăng ký vào sổ và bảo quản theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.
Việc quản lý tủ sách pháp luật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Bộ quốc phòng được quy định tại Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?