Chế độ báo cáo, thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ quốc phòng được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 8 Thông tư 42/2016/TT-BQP thì chế độ báo cáo, thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ quốc phòng được quy định như sau:
1. Hình thức báo cáo: Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị thể hiện bằng văn bản, do chính ủy, chính trị viên hoặc người chỉ huy ký ban hành.
2. Loại báo cáo gồm:
a) Báo cáo định kỳ. Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ được lập hàng năm theo các kỳ: Quý I, sáu tháng, quý III và một năm.
b) Báo cáo đột xuất. Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đột xuất được thực hiện khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị phát sinh vụ việc, vấn đề cần đề xuất, kiến nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
3. Nội dung báo cáo: Thực hiện theo mẫu báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quy định tại phụ lục I và các biểu mẫu quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời kỳ lấy số liệu báo cáo và thời hạn báo cáo:
a) Thời kỳ lấy số liệu báo cáo:
Báo cáo quý I được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 28 tháng 2 năm báo cáo;
Báo cáo sáu tháng được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 31 tháng 5 năm báo cáo;
Báo cáo quý III được tính từ ngày 01 tháng 6 đến hết ngày 31 tháng 8;
Báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 năm báo cáo.
b) Thời hạn báo cáo: Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này gửi về Bộ Quốc phòng chậm nhất không quá 20 ngày, kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Trường hợp thời hạn báo cáo trùng vào ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì thời hạn tính vào ngày làm việc liền sau ngày nghỉ.
5. Dự thảo báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị các cấp phải được lấy ý kiến của thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp báo cáo; nơi không có Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thì lấy ý kiến cơ quan, đơn vị liên quan trước khi trình người có thẩm quyền ký ban hành. Báo cáo được gửi đến cơ quan có thẩm quyền, thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp báo cáo và cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Trên cơ sở báo cáo của cơ quan, đơn vị và kết quả theo dõi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Cơ quan phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị các cấp trong Quân đội tổng hợp, xây dựng báo cáo, lấy ý kiến tham gia vào dự thảo trước khi trình chính ủy, chính trị viên hoặc người chỉ huy ký ban hành, gửi cấp có thẩm quyền.
b) Vụ Pháp chế tổng hợp, xây dựng báo cáo của Bộ Quốc phòng, lấy ý kiến của thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
7. Cơ quan được giao phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị cấp dưới phải thông tin kịp thời tình hình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình với tổ chức pháp chế và cơ quan chính trị cấp trên.
Chế độ báo cáo, thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ quốc phòng được quy định tại Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?
- Hướng dẫn cập nhật thông tin tài khoản Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 cho học sinh? Đăng nhập quantritrangnguyen edu vn dành cho giáo viên?
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?