Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm cán bộ xã. Tôi có thắc mắc mong được Ban biên tập hỗ trợ. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Long Vũ (long****@gmail.com)

Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 18 Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và được sửa đổi bởi Khoản 9, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP như sau:

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét quyết định áp dụng biện pháp.

2. Thành viên của cuộc họp tư vấn gồm có:

a) Trưởng Công an cấp xã;

b) Công chức tư pháp - hộ tịch;

c) Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở;

d) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên, ngoài những thành phần nêu trên, thì phải có công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có); đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, thì phải có đại diện của cơ sở đó;

đ) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người nghiện ma túy, ngoài những thành phần nêu trên, thì phải có đại diện tổ công tác cai nghiện ma túy ở cộng đồng hoặc đại diện cơ sở điều trị nghiện;

e) Trong trường hợp cần thiết, có thể mời tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tham dự.

3. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến về việc áp dụng biện pháp. Cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên; người bị hại (nếu có) được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên không tham dự được mà có lý do chính đáng, thì phải hoãn cuộc họp tư vấn. Số lần hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 03 ngày làm việc, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên vẫn không thu xếp tham dự được cuộc họp trong thời gian nêu trên do không có mặt tại địa phương, điều kiện sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác thì phải có trách nhiệm cử đại diện gia đình hoặc người thân thích khác tham dự và phát biểu tại cuộc họp. 

Việc mời những người nêu trên tham gia cuộc họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tiến hành cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.

Việc mời những người nêu trên tham gia cuộc họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tiến hành cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.

4. Cuộc họp tư vấn chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên quy định tại Khoản 2 Điều này có mặt.

5. Trình tự, nội dung của cuộc họp tư vấn:

a) Đại diện Công an cấp xã nêu vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, biện pháp hòa giải, các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có); công chức tư pháp - hộ tịch trình bày kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;

b) Người bị đề nghị giáo dục trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan; trường hợp họ vắng mặt thì ý kiến của họ phải được đọc tại cuộc họp.

c) Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên tại gia đình;

d) Người bị hại (nếu có) phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình;

đ) Công chức văn hóa - xã hội hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp;

e) Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm quản lý, giáo dục đối tượng; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với đối tượng là người chưa thành niên quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; hình thức cai nghiện đối với người nghiện ma túy trong trường hợp họ không tự nguyện lựa chọn và cam kết theo quy định tại Điểm g Khoản này;

g) Tùy vào thực tiễn của địa phương, người nghiện ma túy phải lựa chọn hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật. Người nghiện ma túy phải cam kết về việc tự nguyện cai nghiện, điều trị nghiện.

6. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản và lưu vào hồ sơ.

Ngoài ra, Khoản 10 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 Nghị định 111/2013/NĐ-CP như sau:

3a. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh không tham dự cuộc họp tư vấn; người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được cuộc họp tư vấn và cũng không gửi ý kiến bằng văn bản hoặc cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thể tham dự được cuộc họp tư vấn do có lý do chính đáng, đã hoãn theo quy định tại khoản 3 Điều này thì vẫn tiếp tục tổ chức cuộc họp tư vấn. 

Trên đây là quy định về Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại  Nghị định 111/2013/NĐ-CP .

Trân trọng!

Giáo dục
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 (Sách mới) có đáp án năm 2024-2025 tham khảo?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn KHTN Kết nối tri thức có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Toán có đáp án mới nhất năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư Chủ tịch nước gửi ngày khai giảng năm học mới 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi JLPT 2024 tại Việt Nam chi tiết? Thời hạn đăng ký dự thi JLPT 2024 tại Việt Nam là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Sử dụng học liệu số trong tập huấn qua mạng cần điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục
Thư Viện Pháp Luật
199 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào