Quy định của pháp luật về tội hành hạ đối với người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người tàn tật

Quy định của pháp luật về tội hành hạ đối với người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người tàn tật?

Phạm tội đối với  người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị tàn tật (Điểm a khoản 2 Điều 110)
 
Đây là trường hợp phạm tội mà người bị hại là những người cần được bảo vệ đặc biệt, Bộ luật hình sự năm 1999 coi các trường hợp phạm tội này là nghiêm trọng hơn, nên quy định thành tình tiết định khung tăng nặng, có hình phạt từ một năm đến ba năm tù.
 
- Hành hạ người già
 
Hành hạ người già là trường hợp người phạn tội nghiêm trọng hơn do xuất phát từ một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ, chăm sóc người già, đây vừa là chuẩn mực đạo đức xã hội, vừa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Phạm tội đối với người già, người phạm tội đã xâm phạm đến người đáng lẽ ra họ phải kính trọng, xâm phạm đến người bị hạn chế khả năng chống cự lại hành vi xâm phạm đến lợi ích của mình và đồng thời xâm phạm đến đạo đức xã hội, truyền thống dân tộc và chính sách của Đảng và Nhà nước. 
 
Người già là người phải đến một độ tuổi nhất định. Nếu phạm tội đối với người già mà chưa đến độ tuổi đó, thì không coi là phạm tội đối với người già. Theo tài liệu về y sinh học quốc tế, thì người từ 60 đến 74 tuổi là người có tuổi, từ 75 đến 89 tuổi là người già, từ 90 tuổi trở lên là người già sống lâu. Tuy nhiên đó là quy định về sinh học, còn về pháp lý thực tiễn xét xử, các Tòa án đã coi người từ 60 tuổi trở lên là người già.
 
Tình tiết phạm tội đối với người già cũng không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội. Do đó cũng không cần thiết phải yêu cầu người phạm tội biết người mà mình xâm phạm là người già thì họ mới coi là phạm tội đối với người già, mà chỉ cần căn cứ vào tuổi của người bị xâm phạm để xác định người phạm tội có phạm tội đối với người già hay không.
 
- Hành hạ trẻ em
 
Hành hạ trẻ em là trường hợp người phạm tội đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà người lệ thuộc là trẻ em.
 
Phạm tội đối với trẻ em được coi là trường họp phạm tội nghiêm trọng hơn, không chỉ xuất phát từ quan diểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn bảo vệ những người không có khả năng tự vệ.
 
Khi áp dụng trường hợp phạm tội này cần chú ý một số điểm sau:
 
+ Việc xác định tuổi của người bị hại là trẻ em là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án cần thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại là trẻ em, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp việc xác định tuổi của người bị hại gặp rất nhiều khó khăn, các cơ  quan tiến hành tố tụng đã áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của người bị hại. Trong trường này có thể tính tuổi của người bị hại như đã trình bày ở các phần trên.
 
+ Phạm tội đối với trẻ em không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội mà là tình tiết khách quan, do đó không cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉ cần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em.
 
- Hành hạ phụ nữ có thai
 
Hành hạ phụ nữ có thai là trường hợp người phạm tội đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà người bị lệ thuộc là phụ nữ đang có thai.
 
Cũng như trường hợp hành hạ trẻ em, hành hạ phụ nữ có thai không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội, nên không yêu cầu người phạm tội phải biết người mà mình đang hành hạ đang có thai. Trường hợp phạm tội này khác với trường hợp "giết với phụ nữ mà biết là có thai" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Do đó, nhà làm luật quy chỉ quy định "đối với phụ nữ có thai" chứ không quy định "mà biết là có thai". Vì vậy, chỉ cần xác định người phụ nữ bị hành hạ là đang có thai là người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 2 Điều 110.
 
Khi áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với người phạm tội cần chú ý một số điểm như sau: người phụ nữ đang có thai, không kể cái thai đó ở tháng thứ mấy; việc xác định người phụ nữ có thai hay không nhất thiết phải do giám định viên hoặc bác sĩ chuyên khoa.
 
- Hành hạ người tàn tật 
 
Hành hạ người tàn tật là đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà người lệ thuộc mình là người bị tàn tật.
 
Người bị tàn tật là người bị một tật như tàn phế, không có khả năng tự vệ như người bình thường, như bị cụt chân, bị bại liệt, bị mù, bị câm điếc... Tuy nhiên, không coi là hành hạ người tàn tật nếu người bị hành hạ chỉ bị một tật nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, vẫn có khả năng tự vệ như người bình thường. Ví dụ một người bị thương tật có tỷ lệ 12%, thậm chí 21% nhưng vẫn khỏe mạnh.
 

Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp pháp luật
Cố ý lây truyền HIV cho người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông hàng loạt truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế xe khách gây tai nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Con giết mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tử hình? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp con giết mẹ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc tới nhà người khác đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mức án cao nhất đối với người 16 tuổi tham gia đánh nhau gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Đánh chết người trộm chó có bị ở tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Thư Viện Pháp Luật
476 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào