Hình thức kế toán Nhật ký chung đối với Công ty chứng khoán được quy định như thế nào?

Hình thức kế toán Nhật ký chung đối với Công ty chứng khoán được quy định như thế nào? Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em đang học về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán. Vì em mong muốn làm trong Công ty chứng khoán nên cũng tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan tới kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán. Em muốn hỏi: Hình thức kế toán Nhật ký chung đối với Công ty chứng khoán được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn! Hưng, Tp.HCM.

Hình thức kế toán Nhật ký chung đối với Công ty chứng khoán được hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư 210/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

a) Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh;

b) Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, các Sổ Nhật ký đặc biệt;

- Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Phụ lục số 03A)

a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan;

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (Nếu có).

Các sổ Nhật ký đặc biệt gồm: Nhật ký mua hàng, bán hàng, thu, chi tiền mặt, thu, chi tiền gửi ngân hàng;

b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

3. Công ty chứng khoán mở các sổ kế toán chi tiết theo dõi các tài khoản cấp 1, 2, 3, 4,... phù hợp với hệ thống danh mục tài khoản kế toán áp dụng tại CTCK theo quy định của Thông tư hướng dẫn kế toán này đáp ứng việc lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành và các báo cáo kế toán khác theo yêu cầu của đơn vị.

4. Công ty chứng khoán phải bố trí cán bộ kế toán thực hiện việc mở, ghi các sổ kế toán cho Công ty chứng khoán.

5. Việc mở sổ, ghi sổ, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán của Công ty chứng khoán phải tuân theo quy định của Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán và các quy định cụ thể của Chế độ kế toán này.

6. Danh mục hệ thống sổ kế toán và các mẫu sổ kế toán chủ yếu áp dụng cho Công ty chứng khoán quy định tại Phụ lục số 03B.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về hình thức kế toán Nhật ký chung đối với Công ty chứng khoán, được quy định tại Thông tư 210/2014/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Công ty chứng khoán
Hỏi đáp mới nhất về Công ty chứng khoán
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương áp dụng đối với công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định, bất động sản đầu tư áp dụng đối với công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp thanh toán tiền lương áp dụng đối với công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng áp dụng đối với công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc công ty chứng khoán có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, công ty chứng khoán có được góp vốn mua bất động sản hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê quỹ áp dụng cho công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty chứng khoán phải gửi báo cáo quản trị rủi ro vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, công ty chứng khoán có được cho vay tiền hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công ty chứng khoán
Thư Viện Pháp Luật
248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công ty chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào