Xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản

Xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Trần Hải Yến (email: yen***@gmail.com, 45 tuổi). Hiện tôi đang làm chủ của một cửa hàng bán thủy sản tươi sống. Tôi thắc mắc: nếu cửa hàng của tôi vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm thì có thể bị xử phạt ra sao? Xin Ban biên tập tư vấn giúp, chân thành cảm ơn.

Xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản đã được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Theo đó:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cẩm thu hoạch.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chế biến thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.

5. Phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất theo một trong các mức sau đây:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, kinh doanh thủy sản có tạp chất do được đưa vào;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào.

6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên theo một trong các mức sau đây:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý khai thác loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người bị cấm dùng làm thực phẩm theo quy định;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 5, các điểm b, c và d Khoản 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sơ chế thủy sản quy định tại Khoản 2, hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này; hoạt động bảo quản, kinh doanh thủy sản quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này; hoạt động sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều này; hoạt động thu gom quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều này;

c) Tịch thu lô hàng thủy sản vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này;

d) Tịch thu phương tiện, dụng cụ dùng để vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 5 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc loại bỏ tạp chất đối với lô hàng vi phạm nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này; trường hợp không loại bỏ được tạp chất thì buộc tiêu hủy;

c) Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch UBND cấp xã có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi XPHC trong lĩnh vực đất đai hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân được ủy quyền cho người khác ký biên bản vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ném đá vào nhà ở của người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Gọi đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 để quấy rối, đe dọa, xúc phạm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm hành chính là gì? Ví dụ về vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính theo Thông tư 30?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
300 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào