Mua bán tiền giả trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?
Theo Điều 180 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả:
“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
- Làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả hoặc có thể chỉ là một công đoạn của quá trình đó.
- Tàng trữ tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Đây là hành vi cất giữ trái phép trong nhà, trong người hoặc ở một nơi nào đó (như cơ sở kinh doanh, vườn…) các loại tiền giả, công trái giả, ngân phiếu giả.
- Vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Đây là hành vi vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Đây là hành vi vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả từ địa điểm này đến địa điểm khác trái với quy định của pháp luật. Hành vi vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả có thể được thực hiện bằng bất kì hình thức nào như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện, tầu hỏa, máy bay…
- Hành vi lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả là hành vi mua đi bán lại các đối tượng đó dưới bất kì hình thức nào như mua bán theo nghĩa thông thường, trao đổi, thanh toán bằng tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả…
Trường hợp của bạn, bạn đăng bán tiền giả nhưng lại không có tiền giả nên căn cứ vào quy định trên hành vi của bạn không cấu thành tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.
Tuy nhiên, việc đăng tải bán tiền giả của bạn có thể bị xử lý hình sự về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo Điều 226 Bộ luật hình sự 1999 trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm; hoặc bị xử phạt hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi mua bán tiền giả trên mạng xã hội. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?