Làm thế nào đòi tiền đã gửi về cho chồng suốt 6 năm?
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung… Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Khoản 2 Điều 59 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn như sau: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…”.
Đối chiếu quy định này với trường hợp của bạn, nếu chồng bạn không có căn cứ hợp pháp để chứng minh căn nhà là tài sản riêng của anh ta hoặc bạn có chứng cứ chứng minh được mình đã gửi tiền về để mua căn nhà thì đây được coi là tài sản chung mà vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu được chia tài sản này. Việc này bạn có thể tự mình chứng minh bằng các tài liệu chứng cứ như các hóa đơn gửi tiền về cho gia đình, chứng minh khả năng thu nhập của chồng bạn không thể tự xây dựng nên ngôi nhà….
Thủ tục yêu cầu chia tài sản: Do vợ chồng bạn không yêu cầu tòa án chia tài sản chung khi ly hôn nên bây giờ nếu bạn thay đổi thì cần nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng lên tòa án cấp huyện nơi các bạn cư trú để đề nghị giải quyết.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Vì chồng bạn sắp đi nước ngoài nên bạn cần phải yêu cầu chồng bạn ở lại để tòa án có thể giải quyết theo yêu cầu khởi kiện của bạn. Theo Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (là Văn bản hợp nhất Nghị định 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam) thì công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó;
- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan;
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
- Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Do đó, bạn cần gửi đơn yêu cầu hoãn xuất nhập cảnh kèm theo đơn khởi kiện và giấy tờ chứng thực cá nhân của bạn đến Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi chồng bạn đang cư trú để đề nghị hoãn việc xuất nhập cảnh sắp tới của chồng bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?