Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh tra giáo dục
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh tra giáo dục được quy định tại Điều 19 Nghị định 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra giáo dục.
2. Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm, chuyển ngạch thanh tra viên của Thanh tra Bộ theo thẩm quyền; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Thanh tra Bộ; tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra.
3. Chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Ban hành chương trình, kế hoạch thanh tra giáo dục; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo năm học đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh tra giáo dục. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
- Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?