Có được hưởng tài sản thừa kế của chồng khi chưa giải quyết xong việc ly hôn
Thứ nhất, ly thân không được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nên thời gian ly thân vẫn được xác định là một khoảng thời gian trong thời kỳ hôn nhân (là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân).
Thứ hai, theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác thì:
“1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản”.
Như vậy, trong tình huống nêu trên, mặc dù anh B và chị A ly thân được hơn 5 năm, 2 anh chị đã chia tài sản chung, cùng với đó, chị A có thai, sinh con trong khoảng thời gian này và anh B đã nộp đơn ra Tòa án xin ly hôn nhưng chưa có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án (vì khi đang làm thủ tục xin ly hôn mà anh B chết không để lại di chúc) thì chị A vẫn có quyền hưởng di sản do anh B để lại (cha, mẹ anh B đã chết).
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc hưởng tài sản thừa kế của chồng khi chưa giải quyết xong việc ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?