Bảo hiểm xã hội bị trùng nhưng tháng nào cũng đóng tiền thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Vợ tôi làm công ty may mặc đã 7 tháng. Khi mới vào thì người phụ trách làm bảo hiểm nói bị trùng. Đến nay hỏi lại thì vẫn nói là bị trùng. Mà tháng nào cũng trừ tiền bảo hiểm. 5 tháng nữa vợ tôi sinh con. Vậy có được hưởng chế độ thai sản không? Nguyễn Ngọc Thịnh

Bảo hiểm xã hội bị trùng là trường hợp một người đóng cùng lúc 2 sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về hợp đồng lao động thì:

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động: a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật...

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động: a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế... Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế....

Theo quy định này, thì người lao động không được phép đóng 02 nơi bảo hiểm xã hội cùng một lúc. Vì vậy, bạn cần hỏi lại người phụ trách bảo hiểm nơi vợ bạn đóng bảo hiểm việc vợ bạn bị trừ tiền tham gia bảo hiểm từ đó đến nay có ghi nhận trong sổ bảo hiểm mới hay không? Yêu cầu công ty cung cấp chứng từ về việc công ty vẫn đang đóng bảo hiểm cho vợ bạn.

- Nếu có thì vợ bạn phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm theo quy định trước khi hưởng chế độ thai sản. Bởi nếu không thì khi bạn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cơ quan bảo hiểm cũng sẽ kiểm tra và yêu cầu bạn thực hiện gộp sổ mới được hưởng chế độ thai sản.

- Nếu không thì bạn phải yêu cầu doanh nghiệp vợ bạn đang làm việc phải trả số tiền đã đóng và khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp theo quy định. Và hưởng chế độ đối với sổ bảo hiểm trước đó. Tuy nhiên, nếu là trường hợp người khác lấy thông tin của vợ bạn để đóng bảo hiểm xã hội, thì vợ bạn phải làm đơn khiếu nại đến cơ quan bảo hiểm để hủy số bảo hiểm trước đó và hưởng chế độ các chế đối với sổ bảo hiểm mới theo quy định của pháp luật. Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Chế độ thai sản
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ thai sản
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì có được nghỉ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi làm khi chưa hết thời gian thai sản có được hưởng tiền dưỡng sức sau sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, mức hưởng thai sản khi sinh đôi là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, lao động nữ sinh con phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản cho cơ quan BHXH trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được hưởng chế độ thai sản nếu hợp đồng lao động hết hạn trước thời điểm sinh con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian giải quyết chế độ thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi sẽ được khen thưởng đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa là bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ thai sản
Thư Viện Pháp Luật
298 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ thai sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ thai sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào