Phụ cấp độc hại được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Tôi là giáo viên dạy thực hành trong trường cao đẳng nghề. Xin hỏi trường hợp của chúng tôi có được hưởng phụ cấp độc hại hay không? Nếu được thì cách tính như thế nào và phụ cấp đó có được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không? - Quách Trung Dũng (quachtrungdung***@gmail.com).

Tại Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 của Chính phủ "Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập", có nêu: điều kiện để được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành như sau:

- Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

+ Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;

+ Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

+ Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

+ Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Như vậy với trường hợp của bạn, bạn chỉ cung cấp thông tin cho chúng tôi là đang làm giáo viên dạy thực hành trong trường cao đẳng nghề mà không nói cụ thể về công việc và điều kiện làm việc như thế nào, nên chúng tôi không đủ cơ sở để trả lời chính xác là bạn có được hưởng phụ cấp độc hại hay không.

Vì vậy, bạn cần đối chiếu với quy định nêu trên để xác định xem mình có thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại hay không.

Về cách tính hưởng phụ cấp độc hại được áp dụng theo Điều 12 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo số giờ dạy thực hành thực tế của ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Có phải đóng BHXH khi làm việc tại công ty thứ 2?
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài có bắt buộc đóng BHXH không?
Hỏi đáp pháp luật
Làm cộng tác viên có phải đóng BHXH, khấu trừ thuế không?
Hỏi đáp pháp luật
Lao động nước ngoài làm việc dưới 01 năm có phải đóng BHXH bắt buộc?
Hỏi đáp pháp luật
Làm việc bán thời gian có phải đóng BHXH không?
Hỏi đáp pháp luật
Tài xế Grab có phải đóng BHXH?
Hỏi đáp pháp luật
Đủ tuổi nhưng chưa đủ năm đóng BHXH có phải nghỉ việc?
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động đi làm sớm sau sinh có phải đóng BHXH?
Hỏi đáp pháp luật
Đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH?
Hỏi đáp pháp luật
Tiền ăn giữa ca có tính để đóng BHXH hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
620 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào