Xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thanh toán trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Việc xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thanh toán trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
Theo đó, việc xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thanh toán trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trả lời tra soát, khiếu nại của khách hàng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời gian trong thanh toán, chuyển tiền.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa không đúng quy định trên các phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán;
b) Cung cấp, tiết lộ thông tin liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng quy định của pháp luật;
c) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán;
d) Không tuân thủ quy định của pháp luật về sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán; ký duyệt lệnh thanh toán không đúng thẩm quyền hoặc sử dụng chữ ký điện tử của người khác;
đ) Mở, sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán không đúng quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mở tài khoản cho khách hàng, sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả;
b) Làm giả chứng từ khi sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
7. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, thanh toán đối với những khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.
8. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, các Điểm a, b, d Khoản 6 Điều này.
9. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thanh toán trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?