Dọa giết người và đốt nhà thì sẽ chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
- Căn cứ Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội đe dọa giết người như sau:
"Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."
- Đối với hành vi của người đe dọa giết cả gia đình và đốt nhà có thể bị cấu thành tội phạm hình sự về tội đe dọa giết người theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 nêu trên nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trong trường hợp có các tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 nêu trên thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
- Các dấu hiệu pháp lí cấu thành tội phạm tội đe dọa giết người quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm:
+ Chủ thể của tội phạm:
Người phạm tội có thể là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
+ Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội đe dọa giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động là con người.
+ Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
+ Mặt khách quan của tội phạm:
Người phạm tội có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (trực tiếp, qua điện thoại, qua thư từ...) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện...).
Hành vi đe dọa phải đã gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Như vậy, theo Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 thì không phải tất cả những hành vi đe dọa giết người đều cấu thành tội đe dọa giết người. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau:
1) Nội dung và hình thức đe dọa;
2) Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;
3) Tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa;
4) Thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa...
Trên đây là tư vấn về trách nhiệm pháp lý khi dọa giết người và đốt nhà. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự năm 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?