Công ty 'ôm' sổ bảo hiểm xã hội của người nghỉ việc
Theo thông tin bạn cung cấp thì việc doanh nghiệp không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn đã được tòa án giải quyết bằng một bản án.
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thi hành án dân sự năm 2008: “1. Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội ... 2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định”.
Như vậy, sau khi có bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật, bạn và công ty có quyền thỏa thuận về việc trả sổ bảo hiểm xã hội. Nếu công ty đã không thực hiện đúng cam kết trả sổ bảo hiểm xã hội, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo bản án đã có hiệu lực của tòa án.
Về phía bạn: Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Như vậy, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bạn có quyền làm đơn yêu cầu Chi cục thi hành án cấp quận, huyện ra quyết định thi hành án.
Theo quy định tại Điều 36 Luật thi hành án dân sự, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành bản án.
Về phía doanh nghiệp: Theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014, doanh nghiệp có 10 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án, nếu doanh nghiệp có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định cưỡng chế cưỡng chế doanh nghiệp trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Trường hợp, sau 10 ngày tự nguyện thi hành án mà cơ quan thi hành án vẫn không ra quyết định cưỡng chế thi hành án đối với doanh nghiệp thì bạn có thể làm đơn đề nghị cưỡng chế thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án để được giải quyết.
Nếu doanh nghiệp vẫn cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án thì bạn có thể tố cáo hành vi không chấp hành án của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tới cơ quan công an có thẩm quyền để được giải quyết.
Theo quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự năm 1999, “người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết...” thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không chấp hành án. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?