Đình chỉ thi hành án dân sự do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế
Trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC về thủ tục thi hành án dân sự và sự phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, theo đó:
Đối với trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thi hành án. Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo công khai hợp lệ mà không có người khiếu nại thì được coi là có căn cứ đình chỉ thi hành án.
Trên đây là quy định về trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?
- Bỏ thi tuyển sinh lớp 6 tại trường chất lượng cao từ năm 2025?
- Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Việc phát triển đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được thực hiện như thế nào?