Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Mặc dù khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Mặc dù khoản 1 của Điều luật hình sự quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản (người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thanh tội phạm.
Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng là để áp dụng cho những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị không lớn như xe đạp cũ, quần áo, giày dép, một ít cá, một ít tôm... Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản có giá trị hàng trục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm được tài sản vẫn bị coi là phạm tội chiếm đoạt tài sản, nhưng là trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nếu người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng, nhưng chưa chiếm đoạt được thì chưa cấu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì dù có chiếm đoạt được cũng chưa cấu thành tội phạm huống hô chưa chiếm đoạt được. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp phạm tội mà điều luật quy định giá trị tài sản là dấu hiệu định tội, vậy trong trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng và chưa chiếm đoạt được nhưng lại thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt chưa được xóa án tích thì đã cấu thành tội phạm chưa ?
Về nguyên tắc (Trừ trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vì hậu quả nghiêm trọng là hậu quả của việc mất 2 triệu đồng nhưng chưa mất thì không thể nói là gây hậu quả nghiêm trọng được), hai trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, mà chưa chiếm đoạt được tài sản thì hành vi của người phạm tội cũng đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi, nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, nếu mới chuẩn bị phạm tội thì chưa cấu thành tội phạm. Tuy nhiên đường lối xử lý, tùy từng trường hợp cụ thể mà quyết định việc có truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội hay không. Chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã bị xử phạt hành chính nhiều lần về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án nhiều lần về hành vi chiếm đoạt hoặc họ là phần tử nguy hiểm, là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, phạm tội có tính chuyên nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?