Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thẩm định dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia đàm phán, góp ý xây dựng nội dung dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
3. Tham gia ý kiến đối với Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hợp tác với nhà tài trợ nước ngoài về pháp luật.
4. Thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác với nhà tài trợ nước ngoài về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.
5. Tham gia ý kiến về các vấn đề pháp lý đối với dự thảo khung chính sách tái định cư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Cấp ý kiến pháp lý cho điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?