Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường?

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường?

Trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường, HĐND thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn về:

+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố trong phạm vi được phân quyền;

+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của thành phố theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định các nội dung liên quan đến phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; các khoản đóng góp của Nhân dân; quyết định việc vay các nguồn vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trong phạm vi được phân quyền theo quy định của pháp luật; việc liên kết kinh tế vùng giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân;

+ Quyết định quy hoạch phát triển hệ thống tổ chức khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

+ Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt; quyết định biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường trong phạm vi được phân quyền.

Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp mới nhất về Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì? Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? 05 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là những thành phố nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đối với Thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục sang tên xe cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại Thành phố trực thuộc trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến 2030: Tỉnh Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp pháp luật
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương về xây dựng chính quyền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thành phố trực thuộc trung ương
Thư Viện Pháp Luật
227 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thành phố trực thuộc trung ương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào