Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2024 là bao nhiêu?

Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2024 là bao nhiêu? Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong trường hợp nào?

Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2024 là bao nhiêu?

Tại Điều 4 Nghị định 16/2021/NĐ-CP có quy định mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

- Mức thu cho việc chi thù lao của Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch tại Tòa án (chi văn phòng phẩm, nước uống, cước phí bưu chính, viễn thông phục vụ trực tiếp việc hòa giải) là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.

- Mức thu để chi các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP xác định như sau:

+ Đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định:

Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Đối với các khoản chi khác: Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.

Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2024 là bao nhiêu?

Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong trường hợp nào?

Tại Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

Điều 9. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
b) Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong trường hợp:

- Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;

- Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;

- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.

Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án là gì?

Tại Điều 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

- Các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.

- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.

- Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

- Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định.

- Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.

- Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.

- Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.

Người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.

- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại.

Hòa giải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hòa giải
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản ghi nhận kết quả hòa giải mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải có phải lập biên bản hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được làm hòa giải viên thương mại đối với cử nhân luật mới ra trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hòa giải
Lương Thị Tâm Như
245 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào