Người định cư ở nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam?
Theo như ông trình bày, ông đã định cư (có thẻ định cư) tại Đức nhưng chưa nhập quốc tịch Đức. Chúng tôi hiểu rằng ông vẫn vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và là người Việt Nam định cư tại nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Về quyền sở hữu nhà (mua/ nhận chuyển nhượng, được tặng cho,…) của người Việt Nam định cư tại nước ngoài như trường hợp của ông, khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 quy định rõ người Việt Nam định cư tại nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Theo khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở, điều kiện dể người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam là:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định như sau:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện như nêu trên thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở đó (nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn).
Các quy định nêu trên không quy định hộ khẩu thường trú là điều kiện để được sở hữu nhà ở.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp người Việt Nam định cư tại nước ngoài đáp ửng đủ các điều kiện nêu trên, không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, ông vẫn được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức mua, nhận tặng cho hoặc thông qua các hình thức hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?