Làm gì khi đương sự không tự nguyện bồi thường thiệt hại khi có bản án của Tòa?

Làm gì khi đương sự không tự nguyện bồi thường thiệt hại khi có bản án của Tòa? Em tôi bị đánh thương tích 19% được tòa án huyện nơi hiện trường xảy ra vụ án giải quyết, nhưng thời gian đã qua 6 tháng từ ngày kết thúc phiên tòa mà chưa được bồi thường tiền chữa trị thuốc thang. Gia đình tôi phải làm gì để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết giúp đỡ gia đình tôi. Mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo điểm a khoản 2 Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bản án, quyết định về bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Đối với trường hợp của bạn, sau khi có bản án, quyết định của tòa án thì bị đơn dân sự phải thi hành ngay bản án, quyết định đó, tức là phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho em bạn.

Gia đình bạn có quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án (đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) hoặc trực tiếp đến cơ quan thi hành án nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến việc thi hành án (Điều 32 Luật Thi hành án dân sự 2008). Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định trên, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Gia đình bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật Thi hành án dân sự (Phong toả tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản). 

Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án (theo khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008); sau thời gian này mà đương sự không tự nguyện thi hành án thì gia đình bạn yêu cầu cơ quan thi hành cưỡng chế (theo Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008).

Trên đây là tư vấn cách giải quyết khi đương sự không tự nguyện bồi thường thiệt hai khi có bản án của tòa án. bạn nên tham khảo chi tiết Luật Thi hành án dân sự 2008 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
291 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào