Kiện đòi tiền cho vay với hợp đồng vay không kỳ hạn
Tại Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền tại Điều 290 như sau:
“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Điều 477 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:
“1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”
Xét theo các quy định tại Điều 477 Bộ luật dân sự 2005 thì bạn có thể đòi lại tài sản nhưng phải tuân thủ về thời gian báo trước hợp lý. Như bạn đề cập đến thì đã nhiều lần bạn thông báo muốn lấy lại số tiền mà phía bên kia không trả. Trong trường hợp này, bạn có thể gửi đơn khởi kiện đòi lại tiền đến Tòa án nhân dân huyện, quận nơi bị đơn cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết theo Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Và để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bạn phải cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên theo quy định tại điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Khi vụ án được đưa ra xét xử, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà bên vay vẫn cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án buộc bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Căn cứ vào Luật Thi hành án dân sự 2008, cơ quan thi hành án sẽ có các biện pháp cưỡng chế (Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; …) để buộc bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trên đây là quy định về kiện đòi tiền cho vay với hợp đồng vay không kỳ hạn. Bạn nên tham khảo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?