Tư vấn về phá sản doanh nghiệp

Hiện tại công ty em đang nợ tiền thuế của Chi cục Thuế Hà Nội hơn 20 triệu đồng. Hiện nay công ty làm ăn vô cùng bết bát và gần như đã tạm ngừng hoạt động bởi không thể tiếp tục kinh doanh nữa. Vì xác định không còn khả năng thanh toán, và hiện tại không hoạt động gì, nên công ty em muốn làm phá sản nhưng không biết khoản nợ thuế đó sẽ xác định thế nào? Liệu công ty em hay đại diện pháp luật có bị đi tù vì trốn thuế không ạ?

Theo quy định tại điều 4 Luật phá sản 2014: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”

Khoản 4 điều 5 Luật này có quy định : “Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.”

Theo khoản 1, Điều 30 Luật Phá sản: “Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn tài liệu, chứng cứ kèm theo đến tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng cách nộp trực tiếp tại tòa hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.”

Căn cứ theo Điều 42 Luật Phá sản quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.”

Như vậy đối với trường hợp của công ty bạn, nhận thấy doanh nghiệp mình đã không còn khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn (bao gồm cả nợ thuế, nợ với các chủ nợ, nợ lương đối với người lao động…) thì Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Sau quá trình của thủ tục phá sản, nếu bị tuyên bố phá sản thì thứ tự phân chia tài sản được quy định tại Luật phá sản như sau:

“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau: a) Chi phí phá sản; b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”

Trường hợp của doanh nghiệp sau khi đã bị tòa án tuyên bố phá sản thì nếu không còn tài sản để nộp tiền thuế thì doanh nghiệp có thể được xóa nợ tiền thuế theo Điều 65 Luật Quản lý thuế:

“1. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.

Như vậy, nếu vì lý do doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh rơi vào tình trạng không còn khả năng thanh toán thì người đại diện pháp luật của doanh nghiệp không bị xác định là có hành vi trốn thuế theo quy định của Bộ luật hình sự.

Phá sản doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Phá sản doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được xem là phá sản khi nào? Khi doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến phá sản có phải đóng thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được xóa nợ tiền thuế khi bị phá sản không? Hồ sơ xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị phá sản bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào một doanh nghiệp được coi là bị phá sản? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí phá sản doanh nghiệp năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp chuẩn bị phá sản có thể bị tuyên bố vô hiệu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ nợ được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao dịch được thực hiện bởi doanh nghiệp phá sản bị xem là vô hiệu khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi doanh nghiệp phá sản, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm gì đối với người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty phá sản thì hợp đồng lao động có bị chấm dứt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp chứng cứ không chính xác đến vụ việc phá sản cho chủ nợ bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phá sản doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
212 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phá sản doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào