Áp dụng bắt khẩn cấp với trường hợp tội phạm nào?

Trong trường hợp nào thì cơ quan tố tụng được quyền thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với bị can?

Tham khảo Bộ luật Tố tụng hình sự, tại điều 81 (chương VI - Quy định những biện pháp ngăn chặn) có nêu rõ: Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp: a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.    
Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ, những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Ngoài ra, luật cũng quy định chi tiết: Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện KSND cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Viện KSND phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện KSND phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện KSND phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện KSND quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

Tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể của tội phạm là gì? Ví dụ về chủ thể của tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội phạm theo quy định của hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không​? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh chết thì phải giải quyết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù được phép vay vốn tối đa bao nhiêu để đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đi tù có được làm căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nên làm gì khi gặp kẻ tình nghi bị truy nã? Bắt người bị truy nã có phải là biện pháp ngăn chặn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có được xuất cảnh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
242 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào