Về đề nghị có biện pháp để giảm tỷ lệ tội phạm vị thành niên

1. “Đề nghị có biện pháp để giảm tỷ lệ tội phạm vị thành niên.” 2. “Đề nghị cần xem xét có mức xử lý mạnh hơn với các đối tượng vi phạm an ninh trật tự từ 14 - 16 tuổi. Vì hiện nay tình hình vi phạm pháp luật ở lứa tuổi này đang phát triển và diễn biến ngày càng phức tạp.”

1. Những năm qua, tuy tội phạm được kiềm chế, nhưng thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tính chất rất nghiêm trọng, manh động, tàn bạo, man rợ và có dấu hiệu trẻ hóa, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật do người chưa thành niên gây ra diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng bạo lực trong học đường, thanh, thiếu niên tụ tập thành băng, nhóm sử dụng hung khí đâm chém, giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, gây rối trật tự công cộng...

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là: (1) Tâm sinh lý lứa tuổi thanh, thiếu niên phát triển chưa hoàn thiện, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, dễ nảy sinh tội phạm và vi phạm pháp luật; (2) Nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức trong việc quản lý, giáo dục hoặc áp đặt cách giáo dục không phù hợp, thậm chí còn dung túng, che giấu hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật của con em mình; (3) Việc tổ chức quản lý, giáo dục pháp luật, đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên hiệu quả chưa cao; (4) Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên, còn mang tính hình thức; (5) Các ấn phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực trên Internet (game online) đã tác động tiêu cực đối với thanh, thiếu niên đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, phát triển nhận thức; (6) Mức hình phạt với người chưa thành niên phạm tội còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe, giáo dục.

Để phòng ngừa, hạn chế tội phạm do người chưa thành niên gây ra, Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện một số công tác trọng tâm sau:

- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra.

- Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, nghị quyết liên tịch về phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra, như: Thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong trường học; Nghị quyết Liên tịch giữa Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Công an về quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội; Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên... Chú trọng thực hiện các biện pháp giải quyết tình trạng thanh, thiếu niên lang thang, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật và phạm tội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Nội dung tuyên truyền cần phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, vùng, miền, dân cư, giúp các tầng lớp nhân dân hiểu được tâm lý người chưa thành niên để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm do người chưa thành niên gây ra.

- Tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, quản lý đối với thanh, thiếu niên tại gia đình, nhà trường, địa phương để chủ động giáo dục, ngăn ngừa tội phạm từ cơ sở. Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình về phòng, chống tội phạm trong thanh, thiếu niên, như “Khu nội trú sinh viên an toàn, văn minh, không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”...

- Đề xuất Chính phủ xem xét, duyệt bổ sung dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên đến năm 2020” vào Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm do thanh, thiếu niên gây ra. 

2. Việc cử tri đề xuất mức xử lý mạnh hơn đối với các đối tượng từ 14 - 16 tuổi vi phạm pháp pháp luật về an ninh, trật tự; Bộ Công an xin ghi nhận và sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ kiến nghị với Quốc hội về vấn đề này.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào