Người mẹ bị xử lý ra sao nếu bán thai nhi trong bụng mình?
Theo Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành quy định hai điều luật về tội phạm buôn bán người.
Điều 119, tội mua bán phụ nữ được hiểu là những hành vi mua bán phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên.
Điều 120, tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em quy định: Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm; phạm tội thuộc một trong các trường hợp như có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, vì động cơ đê hèn, để đưa ra nước ngoài, phạm tội đối với nhiều trẻ em, để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo, để sử dụng vào mục đích mại dâm, có tính chất chuyên nghiệp... thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân...
Tuy nhiên, trẻ em được hiểu là những đứa trẻ từ khi lọt lòng người mẹ đến 16 tuổi. Nếu bé gái từ đủ 16 tuổi trở lên là nạn nhân của hành vi này thì áp dụng điều luật "tội buôn bán phụ nữ" để xử lý kẻ phạm tội.
Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật và giải thích luật, thai nhi chưa được coi là trẻ em, chưa được thừa nhận là công dân. Sở dĩ có sự bất cập này do diễn biến thực tiễn nảy sinh hành vi mà trước đó không có, nói cách khác là tồn tại xã hội đã đi trước ý thức xã hội, ở đây là ý thức của các nhà làm luật.
Tuy nhiên, hiện hành vi mua bán thai nhi cũng bị xử lý theo điều luật "mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em". Nguyên do, dù hành vi trao đổi, gạ gẫm diễn ra khi người mẹ còn mang thai nhưng thời điểm mà đối tượng nhận con và giao hết số tiền lại sau khi sinh (thường sau khi sinh ít ngày hoặc một, hai tháng), tức tội phạm hoàn thành khi đứa trẻ đã sinh ra.
Vụ việc bị bắt quả tang tại thời điểm này nên cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có đủ cơ sở để xử lý về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
Do đó, đối với đối tượng có hành vi mua, bán trẻ em, kể cả thai nhi, hiện các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng điều luật "Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em" để xử lý.
Hiện các vụ mua bán thai nhi được phân loại theo hai nhóm để xử lý: nhóm phạm pháp do người mẹ nhận thức kém hoặc rơi vào hoàn cảnh éo le, thế cùng quẫn buộc phải miễn cưỡng (dù không mong muốn) bán bào thai trong bụng mình; nhóm mua bán vì người mẹ có động cơ tư lợi, để kiếm tiền.
Đối với nhóm thứ nhất, thủ đoạn của bọn tội phạm là tìm cách làm quen với phụ nữ bị phụ tình hoặc "ăn cơm trước kẻng" dẫn đến có thai, không muốn nuôi con để gạ họ bán con mới sinh hoặc đặt cọc từ lúc người mẹ còn mang thai, hẹn sau khi sinh sẽ nhận con và bàn giao tiền theo thỏa thuận.
Người mẹ bán con trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phạm pháp; nếu trong hoàn cảnh éo le, miễn cưỡng chấp thuận thì thường cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng bản án đối với người mẹ mà chỉ xử lý kẻ môi giới, kẻ lợi dụng hoàn cảnh éo le của người mẹ để trục lợi.
Trong trường hợp, người mẹ cố tình bán con vì hám lợi, vì đồng tiền thì người mẹ cũng được xác định là đồng phạm như những đối tượng mua bán thai nhi khác. Vấn đề này đã xảy ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có người mẹ bán thai nhi, nhận lấy tiền ăn tiêu rồi đợi ngày sinh hạ để bàn giao đứa con của mình cho kẻ khác. Trường hợp này, người mẹ không có lý do biện bạch khi phạm pháp có ý thức chủ quan và động cơ vụ lợi rất rõ. Về mặt đạo đức, đương nhiên không có bất kỳ sự dung thứ nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?