Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
"Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" được quy định tại Điều 102 BLHS. Tội này có hình phạt thấp nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ, tính chất của hành vi. Không cứu giúp người khác bị nạn rõ ràng là hành vi cần phải lên án.
Tuy nhiên, để xem xét trách nhiệm hình sự của người này thì cần rất thận trọng xem xét nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết hành vi này phải là cố ý không cứu người. Theo quy định tại Điều 102 BLHS, cố ý không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến người đó bị chết.
Ở đây cũng cần lưu ý "có điều kiện cứu" không chỉ là có khả năng mà phải là có điều kiện hoàn toàn có thể cứu người được. Ngoài ra, phải xảy ra hậu quả chết người và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì "người có điều kiện mà không cứu giúp" đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Loại tội này chủ yếu nhằm giáo dục cho mọi người có ý thức cứu giúp người khác khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Việc không cứu giúp người bị nạn là rất đáng phê phán, tuy nhiên để xem xét họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và cơ bản là phải đáp ứng những yếu tố cấu thành nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?