Chủ sở hữu nhà có quyền đuổi mẹ và em ra khỏi nhà không
Điều 21 Luật Nhà ở quy định, chủ sở hữu nhà ở có quyền: Chiếm hữu đối với nhà ở; Sử dụng nhà ở; Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. Theo quy định này thì với tư cách là chủ sở hữu nhà thì anh trai bạn có quyền cho hoặc không cho người khác ở nhờ nhà.
Tuy nhiên, vấn đề mà bạn hỏi lại liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình, liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau (Khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình). Nguyên tắc này còn được biểu hiện rõ hơn trong các quy định về quyền, nghĩa vụ của con đối với cha, mẹ, của anh chị em đối với nhau. Cụ thể Luật Hôn nhân và gia đình có các quy định như sau:
Điều 35. Nghĩa vụ và quyền của con. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Khoản 2 Điều 36. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Điều 48. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Theo quy định nêu trên thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ không chỉ là nghĩa vụ của người anh hai mà còn là nghĩa vụ của tất cả các anh chị em của bạn; và việc đùm bọc, giúp đỡ bạn cũng là bổn phận của các anh chị em khác. Hơn nữa, Điều 4, Luật Hôn nhân và gia đình đã nêu rõ cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Nếu người anh hai có hành vi ngược đãi, hành hạ mẹ bạn và bạn (như đuổi ra khỏi nhà trong khi mẹ con bạn không có nơi khác để sống, không thể tự lo cho bản thân...) thì bạn có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan can thiệp, giúp đỡ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?