Tội sản xuất trái phép các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam

Tội sản xuất trái phép các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam.

 Các chất ma túy khác là các chất không phải là thuốc phiện, không phải là cần sa hay côca , cũng không phải là hêrôin hay côcain, cũng không ở thể lỏng mà ở thể rắn.
 
Như vậy, ngoài các chất như: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, hêrôin và côcain thì còn lại các chất ma túy khác ở thể rắn đều thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm này.
 
Theo quy định tại Công ước về ma túy mà Việt Nam đã tham gia có tới 247 chất ma túy khác nhau. Điều luật mới quy định có 5 chất ma túy thông dụng đã được phát hiện tại Việt nam, còn các chất ma túy khác phải đối chiếu danh mục các chất ma túy quy định tại Công ước quốc tế về ma túy.  
 
Cho đến nay, chưa có văn bản nào giải thích hoặc định hướng dẫn thế nào là chất ma túy khác ở thể rắn. Vấn đề này, cũng dễ hiểu, vì ở nước ta chủ yếu chỉ có các chất ma túy như thuốc phiện, hêrôin, cần sa và một số chất ma túy như: suzusen, methamphetamine, codein... Việc nhà làm luật quy định các chất ma túy khác cũng nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống loại tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
 
Có thể còn có ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sựchỉ quy định hai loại: thể lỏng và thể rắn. Do đó, ngoài thể lỏng thì các chất ma túy còn lại đều được coi là thể rắn ở dạng bột, viên, bánh... có như vậy thì mới đơn giản hóa việc xác định các chất ma túy khác.
 
Tuy nhiến, nếu là hêrôin hoặc côcain thì chỉ cần sản xuất từ năm gam đến dưới ba mươi gam đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 193 Bộ luật hình sự, còn các chất ma túy khác người phạm tội phải sản xuất từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 193. Trong các chất ma túy khác, có những chất có tác dụng gây nghiện hoặc độc hại hơn nhiều so với hêrôin hoặc côcain, nhưng có những chất lại không bằng cả thuốc phiện hoặc cần sa hay cao côca cũng đều được coi như nhau. Điều này là bất hợp lý, qua thực tiến xét xử chắc chắn sẽ được các nhà làm luật sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng trái phép chất ma túy có bị đi tù không? Sử dụng trái phép ma túy bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngáo đá là gì? Giết người khi ngáo đá có bị phạt tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng chất ma túy là các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán dụng cụ hút ma túy đá bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ma túy có tác hại như thế nào? Biện pháp nào phòng chống ma túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp?
Hỏi đáp pháp luật
Người nghiện ma túy có phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là tiền chất?
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về ma túy
Thư Viện Pháp Luật
395 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào