Quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Thứ nhất, về đối tượng hàng hóa và điều kiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa: Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong các trường hợp sau:
1/ Việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.Thủ tục tạm nhập, tái xuất được thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu và không cần có Giấy phép của Bộ Công Thương,ngoại trừ hàng hóa thuộc các Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất và Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công thương ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 (sau đây gọi tắt là Thông tư 05).
2/ Thương nhân thực hiện việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa có điều kiện,thuộc các Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng đã qua sử dụng được ban hành kèm theo Thông tư 05 phải có Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công thương cấp. Trường hợp thương nhân không thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc thì không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
3/ Khi tạm nhập, tái xuất các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phépthì phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công thương cấp.
4/ Tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công, thực hiện dự án đầu tư đối với hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
5/ Tạm nhập hàng hóa mà doanh nghiệp đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất sẽ được giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
6/ Các trường hợp tạm nhập, tái xuất khác như:
Tạm nhập, tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam; Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo,...do Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục.
Thứ hai, về thời hạn lưu giữ hàng hóa:Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị gia hạn đến Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất. Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu và thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?