Nhốt đánh người, yêu cầu ký giấy nợ thì tội danh thế nào

Em tôi chung vốn kinh doanh nhà nghỉ  ở HN với 1 cậu bạn (tên H), nói là chung vốn kinh doanh nhưngg toàn bộ số tiền ban đầu bỏ ra thuê 6 tháng đầu là em tôi bỏ ra. nhưng tiền thu về cả vốn  và lãi tháng vẫn chia đều cho cả 2, vì quá tin tưởng H một cach mù quáng  vì cậu đó nói là làm nhân viên văn phòng chính phủ quen biết rộng rãi, có nhiều ô dù nên e tôi mới bỏ ra số tiền hơn gần 150tr để đầu tư ban đấu . Trong thời gian kinh doanh được gần 4 tháng thì tại nhà nghỉ đó xẩy ra một vụ việc là : Một hôm H nói bị mất 10 triệu ở ví để trong áo khoác treo ở nhà nghỉ ( trong ví có 15tr mất 10tr) và nghi ngờ cho 1 nhân viên nữ ở nhà nghỉ đó lấy, sau đó H nhờ em trai của tôi tra hỏi người nhân viên này, sau đó em tôi lại nhờ hai nhân viên nữ khác. hai nhân viên nữ đó đã nhốt nhân viên nữ bị nghi ngờ lấy tiền vào phòng đánh , cắt tóc, cho uống nước lau sàn để nhận tội, trong thời gian bị nhốt 3-4 ngày đó trên  người của nhân viên nữ này có sợi dây chuyền vàng tây, em tôi đã bắt cởi ra và cho người mang đi bán được 2 triệu mang về đưa lại cho H. sâu đó bắt nhân viên nữ này viết giấy ghi nợ 8trieu phai ở lại nhà nghỉ làm để trả nợ cho H, sau đó nhân viên này đồng ý ở lại làm và xin ra ngoài , sau đó đi trình báo công an và ngay lập tức H, em tôi và một nhân viên nữ tham gia đáh nhốt bị bắt ( bị bắt ngày 19/4), còn một nhân viên nữ kia thì trốn được , lúc này bị bắt mới vỡ lẽ ra H là một tên thất nghiệp ko phải là nhân viên văn phòng chính phủ. Và tất cả 3 người bị truy tố về tội cướp tài sản, từ ngày bị bắt đến giờ cũng đã 7 tháng mà vẫn chưa xét xử, hôm qua người thụ lý vụ án có liên lạc với gia đình đến gặp, và anh ta cho xem kết luận của công an điều tra là cả 3 bi truy tố về tội Cướp Tài Sản ở khoản 2 điều 133 bộ luật hình sự ở khung hình phạt là từ 7 đến 15 năm.  Xin nhờ các luật sư tư vấn hộ : với tộ danh như thế bị truy tố ở khoản 2 điều 133 bộ luật hình sự là có đúng ko? Em tôi có phải là người chủ mưu ko? Sau này ra tòa muốn nhờ luật sư bào chữa có mất nhiều tiền ko? Làm thế nào để tội danh giảm bớt đc, và sau này ra tòa để có các tình tiết giảm nhẹ thì phải làm thế nào? GĐ tôi và gđ H có đến nhà nạn nhân xin lỗi và bồi thường 8trieu thuốc men, nạn nhân có nhận nhưng ko viết giấy gì hết, chỉ hứa là sau này ra tòa sẽ xin giảm nhẹ tội cho các bị cáo, như vậy có tình là tình tiết giảm nhẹ ko?

Thứ nhất việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhốt và đánh sau đó lấy tài sản của người nhân viên của các nhân viên của nhà nghỉ đó là một trong những hành vi trái quy định của pháp luật.

Việc truy cứu theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự của cơ quan điều tra theo quy định tại Điều này như sau:

Điều 133. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Thứ hai về các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của bộ luật hình sự được quy định tại Điều 46 như sau:

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Thứ ba: trường hợp này em bạn là người chủ mưu nhưng cũng có một phần lỗi của người người bạn của em bạn.

Thứ tư việc bạn muốn tìm luật sư tư vấn thì trước hết hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn vấn đề để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp pháp luật
Cố ý lây truyền HIV cho người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông hàng loạt truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế xe khách gây tai nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Con giết mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tử hình? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp con giết mẹ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc tới nhà người khác đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mức án cao nhất đối với người 16 tuổi tham gia đánh nhau gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Đánh chết người trộm chó có bị ở tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Thư Viện Pháp Luật
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào