Trách nhiệm công dân với "phòng thủ dân sự"?
Phòng thủ dân sự được hiểu là sự bảo vệ, chống trả sự tấn công của đối phương để bảo vệ chủ quyền, trong phòng thủ dân sự là bộ phận trong hệ thống phòng thủ quốc gia, gồm các biện pháp chủ động phòng, chống chiến tranh, thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm, thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Biện pháp phòng thủ dân sự gồm: xử lý các tình huống khi có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; sơ tán, ngụy trang, bảo vệ cơ sở vật chất, kho tàng, trang thiết bị, máy móc nguyên vật liệu, công trình kinh tế, văn hóa - xã hội, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc chữa bệnh, giữ gìn bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn, huấn luyện, diễn tập cho nhân dân và các lực lượng tại chỗ về biện pháp phòng thủ dân sự, sử dụng phương tiện phòng tránh cá nhân; ngụy trang thông tin liên lạc và các biện pháp phòng vệ.
Trách nhiệm tổ chức, quản lý công tác phòng thủ dân sự đặt dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải thực hiện các phương án, biện pháp phòng thủ dân sự liên quan đến lĩnh vực mình quản lý. Cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác phòng thủ dân sự do Chủ tịch UBND các cấp trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?