Chuyển xếp lương đã tham gia BHXH từ doanh nghiệp sang công tác ngành giáo dục
Trường hợp này áp dụng TTLT 09/2013
Nguyên tắc xếp lương:
Căn cứ vào tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đã đạt được tương ứng với từng thời điểm trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng mà chưa được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) sau khi trừ đi thời gian tập sự theo quy định để thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non như sau:
+ Cứ sau thời gian 3 năm (đủ 36 tháng) đối với chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng, đại học và cứ sau thời gian 2 năm (đủ 24 tháng) đối với chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non có trình độ trung cấp được xếp lên 01 bậc lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng. Trường hợp, trong thời gian công tác (đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật cảnh cáo thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc mỗi lần bị kỷ luật tính thêm 06 tháng; nếu bị kỷ luật khiển trách thì tính thêm 03 tháng; nếu bị kỷ luật cách chức thì tính thêm 12 tháng; nếu trong 01 năm, vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian tính tăng thêm trong thời gian xếp 01 bậc lương được tính theo thời gian của hình thức bị kỷ luật của năm đó.
+ Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương theo chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non theo nguyên tắc nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng đối với chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng, đại học hoặc chưa đủ 24 tháng đối với chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non có trình độ trung cấp thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau theo chức danh nghề nghiệp được xếp. Trường hợp được tính xếp vào bậc lương cuối cùng của chức danh nghề nghiệp mà vẫn còn dư thời gian thì thời gian còn dư này được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau: Sau 36 tháng đối với chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng, đại học và sau 24 tháng đối với chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non có trình độ trung cấp được tính hưởng 5%, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tiếp theo được tính hưởng thêm 1%.
- Chuyển xếp lương:
Căn cứ vào nguyên tắc quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này, thực hiện việc chuyển xếp vào bậc lương theo chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non như sau:
+ Trường hợp kể từ ngày ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm xét chuyển xếp lương theo Thông tư liên tịch này không có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, thì sau khi trừ đi thời gian tập sự theo quy định (thời gian tập sự được tính từ ngày ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) được tính xếp vào bậc 1 theo chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non tương ứng; thời gian công tác sau đó (nếu có) được tính để xếp lên bậc lương cao hơn trong chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non theo nguyên tắc quy định điểm b Khoản 1 Điều này.
+ Trường hợp trong thời gian ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp tương ứng với từng khoảng thời gian có thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Ví dụ: Cô giáo Nguyễn Thị B, có trình độ trung cấp sư phạm, có đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non, đã được hợp đồng lao động dạy và chăm sóc trẻ tại Trường Mầm non N từ ngày 01 tháng 11 năm 2003 đến nay (thời gian này được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc); tháng 8 năm 2008 cô B có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng sư phạm mầm non.
Sau khi trừ thời gian tập sự (06 tháng), thời gian công tác của cô B từ ngày 01 tháng 11 năm 2003 đến ngày 01 tháng 5 năm 2008 là 4 năm, cứ 2 năm xếp lên 1 bậc, cô B được xếp vào hệ số lương 2,26 bậc 3 của giáo viên mầm non (mã số 15.115); thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2008. Căn cứ hệ số lương 2,26 này, tính đến ngày 01 tháng 8 năm 2008 (ngày có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng sư phạm mầm non) cô B được xếp vào hệ số lương là 2,41, bậc 2 của giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng (mã số 15a.206). Thời gian có trình độ cao đẳng từ ngày 01 tháng 8 năm 2008 đến ngày 15 tháng 11 năm 2011 là 3 năm 4 tháng, cô B được xếp vào hệ số lương 2,72 bậc 3 của giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng.
Như vậy, cô B được xếp vào hệ số lương 2,72 bậc 3 của ngạch giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2011.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch này:
a) Cơ sở giáo dục mầm non dân lập thực hiện ký kết hợp đồng lao động đối với giáo viên theo quy định của Bộ Luật Lao động.
b) Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non dân lập tự bảo đảm kinh phí, được vận dụng chế độ tiền lương như đối với giáo viên ký hợp đồng lao động trong cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định tại Khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non dân lập có nguồn thu theo quy định để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho giáo viên thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ thì ngân sách nhà nước hỗ trợ để đảm bảo bằng mức lương tối thiểu vùng.
3. Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Thông tư liên tịch này:
Được nhà nước hỗ trợ tài liệu, thiết bị và chi phí tập huấn khác (nếu có) khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập, dân lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 7. Trình tự xét duyệt chuyển xếp lương đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư liên tịch này
1. Trong quý II năm 2013, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm hoàn thành việc lập danh sách đề nghị chuyển xếp lương của các giáo viên thuộc đối tượng được chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện (Phụ lục 5 – Biểu số 1).
Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan khác, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non nộp báo cáo danh sách đề nghị chuyển xếp lương của các giáo viên về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng trụ sở trên địa bàn để theo dõi, tổng hợp.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm về số lượng, danh sách các giáo viên thuộc diện được chuyển xếp lương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị chuyển xếp lương của cơ sở giáo dục mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Tài chính, Phòng Nội vụ cấp huyện, tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan khác, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định và tổng hợp trong báo cáo chung trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
3. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách đối tượng chuyển xếp lương, tổng hợp báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội vụ (Phụ lục 5 – Biểu số 2).
4. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ xem xét, xử lý theo quy định (Phụ lục 5 – Biểu số 3).
5. Căn cứ theo quy định phân cấp quản lý tại địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?