Lợi dụng nạn nhân say rượu để hãm hiếp, phạm tội gì?

Ngày 08/12/2015, Nguyễn Tiến T và Hà Thị M cùng đi dự tiệc của một người bạn và đều có uống rượu. Tối đến, do M quá say nên T đưa bạn về nhà. Khi ngang qua chòi hoang giữa đồng vắng, T lợi dụng lúc M vẫn còn say rượu không làm chủ bản thân nên khống chế hãm hiếp, sau đó T đưa M về nhà. Sáng hôm sau, chị M đến cơ quan Công an tố cáo hành vi đồi bại của T. Xin hỏi với hành vi trên thì Nguyễn Tiến T sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Tội hiếp dâm” như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật  từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5.  Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Theo quy định trên thì “Hiếp dâm” được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái trái với ý muốn của họ.

Hành vi dùng vũ lực: Là dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại sự giao cấu như: Vật lộn, giữ chân tay, bịt mồm, bóp cổ, đánh đấm, trói.v.v.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Là hành vi của một người bằng lời nói, hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi phải giao cấu mà không giám kháng cự như: dọa giết, dọa gây thương tích, đe dọa đến tính mạng hay các hành vi khác

Tình trạng không thể kháng cự được của nạn nhân: Là lợi dụng việc nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự, tự vệ như: Bị ốm đau, uống thuốc ngủ hay say rượu.v.v.

Các thủ đoạn khác nhằm giao cấu trái ý muốn của người bị hại: Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân có nghĩa là không được chấp nhận sự giao cấu của nạn nhân hoặc hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của nạn nhân vì họ đang trong tình trạng không thể hiện và biểu lộ được ý chí của họ. Người phạm tội phải có hành vi giao cấu với nạn nhân nhưng cũng không đòi hỏi hành vi giao cấu này phải kết thúc về mặt sinh lý.

Như vậy, với việc lợi dụng lúc chị M vẫn còn say rượu không làm chủ bản thân để giao cấu trái với ý muốn của chị M, thì hành vi của T đã cấu thành “Tội hiếp dâm” được quy định tại khoản 1Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa  đổi, bổ sung năm 2009) nêu trên. Mức hình phạt được áp dụng đối với hành vi phạm tội của T là phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Ngoài ra, T còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp pháp luật
Cố ý lây truyền HIV cho người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông hàng loạt truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế xe khách gây tai nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Con giết mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tử hình? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp con giết mẹ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc tới nhà người khác đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mức án cao nhất đối với người 16 tuổi tham gia đánh nhau gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Đánh chết người trộm chó có bị ở tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Thư Viện Pháp Luật
551 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào