Tự ý chuyển quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng
Theo nội dung sự việc thì mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên vợ anh, tuy nhiên tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên đây là tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Đồng thời, Luật cũng quy định trong trường hợp thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng trên giấy chứng nhận chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì phải tuân thủ quy định về đại diện giữa vợ và chồng khi thực hiện giao dịch.
Mặt khác, khoản 2 Điều 35 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung quy định trong trường hợp định đoạt tài sản chung là bất động sản thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Do đó, trong trường hợp vợ anh muốn giao dịch quyền sử dụng đất thì phải có văn bản thỏa thuận của hai vợ chồng. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật này, vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Tuy nhiên, như anh trình bày thì vợ của anh đã tự mình thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất mà không được sự đồng ý của anh. Vì vậy, hành vi trên đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 26 về đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Theo quy định thì giao dịch đó vô hiệu. Cùng với đó, theo Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP thì trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Do đó, anh có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển quyền sử dụng đất giữa vợ anh với người thứ ba mà chưa có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng là giao dịch vô hiệu. Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu từ 01/07/2025?
- Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
- Thí sinh tự do năm 2025 thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ hay mới?
- Đã có Thông tư 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai?
- Tải Mẫu giấy mời họp phụ huynh học sinh cuối học kì 1 cấp 1, 2 3 năm học 2024-2025?