Tôi có người em trai, nó và người yêu nó yêu nhau đc 1 năm, ngay từ ngày mới yêu nhau bố mẹ bên nhà người yêu đã cấm ko cho 2 đưa yêu nhau, vì nhà tôi ko theo đạo Thiên Chúa Giáo. Mấy ngày đầu bên nhà cô gái còn họp gia đình bắt cô gái phải hứa 2 đưa ko đc gặp nhau. Vì cô gái mới 21t vẫn đang đi học còn phụ thuộc nhiều vào gđ nên cô bé đồng ý ko gặp em trai tôi. Nhưng sau vài ngày níu kéo cô gái lại đồng ý quay lại, đươc một thời gian gđ cô gái biết lại cấm nhưng hai đưa vẫn yêu nhau. Trong thời gian yêu nhau 1 năm họ có ăn nằm với nhau, cũng thời gian này cô gái bị áp lực của gđ liên tục nên rất mệt mọi, nhưng em trai tôi đông viên, chăm sóc nhiều. Họ có về nhà tôi ra mắt họ hàng gđ tôi coi cô gái như con cháu trong nhà. Thời gian ấy tôi thấy 2 đứa nó rất hạnh phúc, đi đâu cũng có nhau. Chỉ mỗi tội em tôi vẫn chưa đc vào nhà xin phép gđ cô gái. Đợt tết âm lịch vừa rùi 2 đứa bàn nhau vào nhà cô gái tết rùi xin phép gd cho qua lại. Bi kich cũng xảy ra từ hôm ấy, bố cô gái thì ko phản ứng nhiều vì giữ phép lịch sự, một phần ông cũng là người hiểu biết, cũng đã thử đặt mình vào địa vị của 2 đứa nhỏ và hiểu đc phần nào nỗi khổ của 2 đứa. Nhưng mẹ cô gái vốn là người thuần nông, cả đời ko ra khỏi cổng làng. Cương quyết cấm ra mặt và nói nhiều lời khó nghe, mà lý do cũng chỉ vì gd nhà tôi ko theo đạo, còn về vật chất hay thu nhập gd nhà tôi có hơn nhà cô gái, em trai tôi thu nhập 1 tháng hơn 10tr. Vì thế tôi nghĩ chuyện vật chất ko liên quan tới vấn đề này. Sau khi biết chuyện gd tôi cũng có đánh tiếng sang là đồng ý cho em trai tôi theo đạo nếu gd cô gái cho phép, kể cả sau này con cái cũng cho theo đạo. Nhưng mẹ cô gái vẫn nhất quyết ko đồng ý. Vì đúng vào dịp tết nên họ hàng gặp nhau nhiều đi đâu, làm gì họ hàng nhà cô gái cũng nói và khuyên can cô gái ko nên lấy chồng ngoại đạo. Vì chịu quá nhiều áp lực cô gái dứt khoát nói lời chia tay với em trai tôi. Khi việc xảy ra em trai tôi có níu kéo, vì nó nóng tính suốt 1 tháng trời níu keo, bị nhiều ức chế, cô gái muốn chia tay nên có nhiều hành động làm tổn thương em trai tôi, và nói những lời xúc phạm, sau 1 tháng vì quá ức chế nên nó ko bình tĩnh đc đã đánh cô gái. Sự việc xảy ra đc 2 gd thu xêp nên lại ổn thỏa. Cô gái thì hoàn toàn cắt đứt liên lạc với em trai tôi, trong thời gian này em tôi mất ngủ và có hiện tượng stress nặng. Suốt 2 tháng ko đêm nào thấy nó ngủ chỉ gần sáng mới chợp mắt đc một tý. Vì ko liên lạc đc nên nó đã nên FB, Zing, Yahoo, rùi qua SMS đe dọa cô gái nói sẽ cho mẹ cô gái phải ân hận vì đã cướp đi tình yêu của nó. Sau thời gian nửa tháng vẫn ko thấy hồi âm. Nó đã sang nhà cô gái đợi cô ấy ở cổng, bình thương khi chia tay nó vẫn đứng cổng nhà cô gái tới gần sáng mới về. Một tuần mấy lần như thế. Nhưng lần này thì tai họa ập xuống, cô gái ra nhưng vẫn cương quyết chia tay, nó ko bình tĩnh đc đã rút dao trong người đâm cô gái tại cổng khi đâm xong nó có gọi người nhà đưa cô gái đi viện, nó cũng đứng im đợi công an tới để đầu thú. Ko may là cô gái bị chết trên đường tới bệnh viện. => Vậy trong tình huống này luật sư cho tôi va gd đình tôi hỏi em trai tôi bị sử ntn, khoảng bao nhiêu năm, có tới mức trung thân hay tử hình ko ạ?
Việc quyết định hình phạt phải căn cứ vào tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân và các tình tiết tăng nặng của người thực hiện tội phạm, hoàn cảnh phạm tội, động cơ, mục đích thực hiện tội phạm.
Bạn tham khảo Điều 93 BLHS. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.