Phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 230 BLHS
Phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo khoản 2 Điều 230 Bộ luật hình sự có các trường hợp cụ thể sau
a) Có tổ chức
Phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức là hành thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Trong vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có tổ chức, cũng như trong các vụ án hình sự khác có tổ chức, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ vai trò khác nhau như: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
b) Vật phạm pháp số lượng lớn
Vật phạm pháp có số lượng lớn đối với tội phạm này là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt có số lượng lớn.
Hiện nay, sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có hướng dẫn mới về việc áp dụng Điều 230 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 là điều luật đã được quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1985 và tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 07-01-1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985. Nội dung của hướng dẫn này vẫn còn phù hợp và thực tiễn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đang vận dụng Thông tư liên ngành trên để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Vì vậy, trong khi chưa có hướng dẫn mới về Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 thì có thể vận dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 07-01-1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định vật phạm pháp có số lượng lớn đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Cụ thể là: được coi là vật phạm pháp có số lượng lớn nếu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng bộ binh, súng bắn phát một từ 6 khẩu đến 25 khẩu; súng liên thanh cá nhân như trung liên, tiểu liên các loại từ 3 khẩu đến 15 khẩu; súng bộ binh khác như thượng liên, đại liên, B40, B41, 12ly7, 14ly5 từ 2 khẩu đến 10 khẩu; lựu đạn, đạn cối, đạn pháo đến 100 ly từ 11 đến 50 quả; đạn cối, đạn pháo trên 100 ly từ 6 quả đến 15 quả; đạn bộ binh từ đại liên trở xuống từ trên 300 viên đến 1500 viên; đạn 12ly7, 14ly5, 23 ly, 24 ly (không phải đạn pháo) từ trên 200 viên đến 1000 viên; thuốc nổ các loại từ trên 15kg đến 75kg; kíp mìn, nụ xòe từ trên 1000 cái đến 5000 cái; dây cháy chậm, dây nổ từ trên 3000m đến 15.000m.
Đối với các loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự chưa được hướng dẫn tại Thông tư liên ngành 01/TTLN ngày 07-01-1995 thì có thể căn cứ vào hướng dẫn này để xác định vật phạm pháp có số lượng lớn sao cho phù hợp với tính chất, số lượng mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt. Đây cũng là vấn đề khó nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng không hướng dẫn thì cũng rất khó xác định chính xác.
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới
Vận chuyển, mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự qua biên giới là đưa vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam các loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc vận chuyển, mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự từ địa phương A đến địa phương B, trong quá trình vận chuyển vì muốn tránh sự phát hiện nên đã qua nước láng giềng rồi lại trở về Việt Nam thì không bị coi là vận chuyển qua biên giới để áp dụng điểm c khoản 2 Điều 230 Bộ luật hình sự. Ví dụ: Lò Văn P, Lò Văn H, Hoàng Thế Q và Hứa Văn B đều ở tỉnh Cao Bằng đã bàn bạc rủ nhau vào Kon Tum để mua 4 khẩu súng AR15 (loại súng bộ binh của Mỹ) mang về chế tạo lại thành súng săn. Trên đường vận chuyển số súng trên từ Kon Tum về Cao Bằng, để tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, các bị cáo đã băng rừng đi vòng qua nước bạn Lào để về Việt Nam.
d) Gây hậu quả nghiêm trọng
Gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và phi vật chất do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra.
Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP để xác định đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra.
đ) Tái phạm nguy hiểm
Là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 230, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới một năm tù. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười hai năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?