Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào?

Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào? Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm mùa nên được tiêm phòng là nhóm nào?

Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào?

Căn cứ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 nêu cụ thể như sau:

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.
Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong

Như vậy, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.

Bệnh cúm mùa không điều trị hoặc điều trị quá muộn khiến bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào?

Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn điều trị bệnh cúm mùa biến chứng theo quy định của Bộ Y tế?

Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 2 Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 quy định như sau:

II. ĐIỀU TRỊ
[....]
4. Điều trị cúm biến chứng
- Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp: thở oxy, thở CPAP hoặc thông khí nhân tạo tùy từng trường hợp.
- Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn với kháng sinh thích hợp
- Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.
5. Điều trị hỗ trợ
- Hạ sốt: Chỉ dùng Paracetamol khi sốt trên 38o5, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt.
- Đảm bảo cân bằng nước điện giải
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý
[....]

Như vậy, việc điều trị bệnh cúm mùa biến chứng như sau:

- Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp: thở oxy, thở CPAP hoặc thông khí nhân tạo tùy từng trường hợp.

- Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn với kháng sinh thích hợp

- Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.

Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm mùa nên được tiêm phòng là nhóm nào?

Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 3 Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 quy định như sau:

III. PHÒNG LÂY NHIỄM CÚM
1. Các biện pháp phòng bệnh chung
- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm
- Tăng cường rửa tay
- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
2. Phòng lây nhiễm từ người bệnh
- Cách ly người bệnh ở buồng riêng
- Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
- Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh
3. Phòng cho nhân viên y tế
- Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng, mặt nạ che mặt...phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
- Giám sát: Lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.
- Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
4. Tiêm phòng vắc xin cúm
- Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.
- Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:
+ Nhân viên y tế
+ Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
+ Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
+ Người trên 65 tuổi
[....]

Như vậy, các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:

- Nhân viên y tế

- Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;

- Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)

- Người trên 65 tuổi

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu của bệnh cúm mùa? Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm A là gì? Bệnh cúm A thường sốt bao nhiêu độ? Cách phòng tránh bệnh cúm hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
GCP là gì trong y tế? Đoàn đánh giá GCP trong y tế sẽ do cơ quan nào thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm mùa là gì? Bệnh cúm mùa ở Việt Nam do virus nào gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thông tin của người hành nghề, người thực hành khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin về người bệnh ra viện trong hoạt động khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bệnh án tai mũi họng theo Thông tư 32 Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Phiếu tái khám dùng được bao nhiêu lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ghi tên cơ quan chủ quản trên Phiếu hẹn khám lại, Phiếu chuyển cơ sở KBCB BHYT theo Công văn 252?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào