Đầu độc chồng nhưng không chết có phạm tội?
Trước hết, trong trường hợp người vợ đầu độc chồng bằng thuốc trừ sâu thì hành vi của người vợ đã đủ yếu tố cấu thành tội Giết người quy định tại Điều 93 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).
Đây thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành vì hậu quả chết người chưa xảy ra. Tức là người phạm tội đã cố ý thực hiện tất cả các hành vi cần thiết để tước đoạt tính mạng người khác. Hậu quả chết người chưa xảy ra là nằm ngoài ý chí chủ quan của người phạm tội. Do đó, người vợ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Theo quy định của Điều 52 BLHS 1999 thì trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt được xác định như sau: Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Bên cạnh đó, tùy vào mục đích của người vợ, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, các tình tiết về nhân thân của người phạm tội để cơ quan tiến hành tố tụng xác định chính xác trách nhiệm hình sự của người vợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?