Không thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân nam đủ 17 tuổi trở lên là một trong những đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự. Tại Điều 16 của luật này quy định rằng tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
Như vậy, khi có lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự em của bạn phải lên đăng ký Ban Chỉ huy quân sự cấp xã nơi thường trú cũng như thực hiện sơ tuyển, kiểm tra sức khỏe đúng thời gian, địa điểm. Trong trường hợp không thực hiện lệnh gọi thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
Cụ thể, không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự bị phạt cảnh cáo. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp được áp dụng hình thức cảnh cáo.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Trong trường hợp, đã bị xử lý hành chính mà tiếp tục vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự ( Điều 259 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?