Xin nghỉ 1 tháng để chuẩn bị đám cưới
Trước tiên, tôi đề cập tới khoảng thời gian 1 tháng xin nghỉ việc riêng để chuẩn bị đám cưới. Theo Điều 116, Bộ luật Lao động về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, người lao động được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương trong trường hợp kết hôn. Ngoài ra, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, nếu người lao động đề nghị và công ty đồng ý, người lao động được phép nghỉ không hưởng lương 1 tháng để chuẩn bị đám cưới. Nếu công ty không đồng ý, người lao động sẽ không được phép nghỉ. Trong trường hợp này, nếu người lao động vẫn cố tình nghỉ thì được xem là tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng. Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 126, Bộ luật Lao động về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Để xử lý kỷ luật sa thải, căn cứ Khoản 1, Điều 123, Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; và việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Đối với việc xin nghỉ việc từ tháng 7: Theo Điểm d, Khoản 1, Điều 37, Bộ luật Lao động, người lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong trường hợp sau: Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 37, Bộ luật Lao động, khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 37, Bộ luật Lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Chiếu theo quy định nêu trên, nhân viên đó muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn với lý do là sắp kết hôn, theo quan điểm của chúng tôi, đây không phải là trường hợp bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ, nên người lao động không thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà chỉ có thể thỏa thuận với công ty về việc chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Khoản 3, Điều 36, Bộ luật Lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, theo quy định tại Điều 43, Bộ luật Lao động, nhân viên đó không được trợ cấp thôi việc, phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty, nếu có.
Đối với yêu cầu làm đến hết tháng 9, tôi cho rằng, yêu cầu này có liên quan đến thời hạn của hợp đồng lao động. Vì hai bên đã ký HĐLĐ với thời hạn đến tháng 8-2014, nên nếu buộc người lao động làm việc đến hết tháng 9, hai bên cần phải ký phụ lục hợp đồng nhằm sửa đổi, bổ sung HĐLĐ. Bạn lưu ý rằng, nếu không thực hiện việc giao kết phụ lục hợp đồng lao động, công ty có thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý về loại hợp đồng lao động, BHXH, xử phạt hành chính…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?